Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Chứng bệnh tê nhức chân tay của người lớn tuổi

Ở người cao tuổi, hệ xương khớp càng trở nên lão hóa, sức đề kháng trong cơ thể cũng bị suy giảm, khí huyết kém lưu thông làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu. Ở lứa tuổi từ 65 đến 80, thường hay bị chứng thiếu máu não do sự suy giảm lượng máu nuôi dưỡng não. 

Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, rối loạn tiền đình, hay quên và kèm theo các cơn đau đầu kết hợp với cảm giác ù tai, tê nhức chân tay.


Khi dòng máu tuần hoàn đến khu xung quanh cổ, vùng vai gáy bị thiếu sẽ gây ra hiện tượng đau nửa đầu, đau mỏi vai gáy. Nếu các dòng máu nuôi dưỡng đến các vùng chi bị suy giảm khiến cho việc cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh không đầy đủ dẫn đến các tình trạng tê nhức tay chân, chuột rút, đau mỏi cơ bắp chân và bắp tay.

Khi mất ngủ, bị lạnh hoặc trong môi trường điều hòa, hiện tượng đau có thể lan xuống hai bả vai và cánh tay gây cảm giác tê dại cánh tay, cẳng tay, thậm chí tê bì các ngón tay.

Ngoài ra, có thể do người bệnh mắc một số các bệnh mãn tính khác như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu gây tổn thương mạch máu dẫn đến sự lưu thông của máu kém và gây biến chứng tổn thương hệ thần kinh dễ dẫn đến chứng tê nhức chân tay. Hay các bệnh lý về xương khớp như: viêm khớp, hội chứng ống cổ tay, đau nhức cột sống dẫn đến rối loạn, tê liệt dây thần kinh cảm giác.

Chứng bệnh tê nhức chân tay của người lớn tuổi
Chứng bệnh tê nhức chân tay của người lớn tuổi

Phương pháp đẩy lùi tê nhức:
- Tăng cường vận động: Khi bị đau nhức, người bệnh thường có tâm lý ngại vận động vì sợ đau nên việc đầu tiên phải làm là vượt qua tâm lý đó. Người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng như khí công, thái cực quyền sẽ rất phù hợp. Ngoài ra có thể kết hợp với các phương pháp khác như: vật lý trị liệu, châm cứu, sử dụng máy massage cũng sẽ giúp giảm tình trạng tê, đau, nhức một cách hiệu quả.

Người cao tuổi nên có chế độ luyện tập thường xuyên để xương khớp luôn khỏe mạnh

Tăng cường đi lại tránh ngồi một chỗ quá lâu. Tránh ngồi xổm, mang vác nặng. Cần giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh đột ngột.

Người trong gia đình nên quan tâm đến người già, mỗi khi các cụ bị đau nhức thì nên làm những động tác xoa bóp nhẹ nhàng sẽ làm các cụ cảm thấy thoải mái hơn.

Con cháu nên bóp chân bóp tay cho các ông bà, bố mẹ

Không được tự ý điều trị: Với những bệnh nhân bị mãn tính, nên tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ. Không nên để tăng cân với bệnh nhân bị béo phì, kiểm soát lượng đường trong máu với những người bị bệnh tiểu đường. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc giảm đau trong những trường hợp gặp phải những cơn đau nhức cấp tính.

Chế độ dinh dưỡng: Nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều caxi, vitamin nhóm D, B như B1, B12, kali, acid folic, sắt từ các loại rau xanh. Ăn nhiều trái cây tươi, tuyệt đối tránh những thức ăn chứa nhiều chất đạm, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ.  Nên kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, trà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét